Ngành Ngôn ngữ Khmer (7220106) – Đạt kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế AUN – QA

1. Mục tiêu đào tạo:

Ngành Ngôn ngữ Khmer hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên:

–  Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học và ngôn ngữ Khmer, dịch thuật ngôn ngữ Khmer – Việt và kiến thức cơ bản về văn hóa Khmer nhằm trực tiếp phục vụ nhu cầu công việc xã hội cần và góp phần bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết và văn hóa cổ truyền của dân tộc Khmer.

–  Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, kiến thức xử lí văn bản trên máy tính bằng tiếng Khmer đáp ứng yêu cầu học tập và công việc.

–  Có kiến thức về lập kế hoạch, quản lí, điều hành hoạt động chuyên môn như thực hiện dự án nghiên cứu ngôn ngữ, thiết kế tour và điều hành tour du lịch, tổ chức sự kiện.

–  Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kĩ năng giao tiếp tốt (nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Khmer và tiếng Việt; có năng lực biên dịch và phiên dịch Khmer – Việt thành thạo; có kĩ năng nghiên cứu về ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ Khmer nói riêng; có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo.

–  Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng xử lí tình huống và giải quyết vấn đề; có kỹ năng tư duy phản biện, phê phán để đánh giá, giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn hoặc công việc đang đảm nhận.

–  Có khả năng tổ chức thành lập đơn vị đào tạo tiếng Khmer, dịch thuật Khmer – Việt để tạo việc làm cho mình và cho những người có chuyên môn về ngôn ngữ Khmer.

–  Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v…; có thể xử lí hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm; có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hi vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lí do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

–  Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý),  D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân Ngôn ngữ Khmer:  3.5 năm (7 học kỳ) với tổng 120 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh

5. Cơ hội học bổng:
– Theo chính sách học bổng chung của nhà trường
– Học bổng thủ khoa

6. Trải nghiệm môi trường học tập ngành Ngôn ngữ Khmer tại TVU

–  Sinh viên đang theo học các ngành của bộ môn được phục vụ đầy đủ về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có trình độ Tiến sĩ và Thạc sĩ chiếm tỷ lệ 100%, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong giảng dạy, chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên. Khoa và Bộ môn tạo môi trường thuận lợi nhất trong việc học tập và nghiên cứu. Sau khi sinh viên học xong được bộ môn, khoa và nhà trường giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành đào tạo.

–  Trường Đại học Trà Vinh – đại học xanh trong đô thị xanh, nơi giáo dục đại học với sứ mệnh phục vụ cuộc sống, lấy người học làm trung tâm.

–  Có nhiều chính sách tốt dành cho sinh viên về học phí, học bổng vượt khó và khởi nghiệp.

–  Trong quá trình học tập ngoài việc học tập tại nhà trường sinh viên được thực tập tại Thống tấn báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình trong và ngoài tỉnh, các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng song ngữ Khmer – Việt và Việt Khmer.

7. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Khmer, sinh viên có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực sau:

–  Làm việc tại các cơ quan báo chí (báo Khmer, đài phát thanh truyền hình tiếng Khmer, đài truyền thanh, phòng văn hóa huyện), bệnh viện, các công ty dịch vụ, du lịch, thương mại trong và ngoài nước có nhu cầu nhân sự liên quan đến tiếng Khmer ở các vị trí biên – phiên dịch, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên, thư kí, quản lí,…

–  Làm việc tại cơ quan đoàn thể xã hội ở những vùng có đồng bào Khmer sinh sống.

Nghiên cứu ngôn ngữ Khmer ở các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu.

8. Cơ hội sau đại học:

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Ngôn ngữ Khmer tại Trường Đại học Trà Vinh, Người học có thể học lên sau đại học hoặc nghiên cứu chuyên sâu tại tất cả các viện, các trường, các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước.

các bài mới hơn

các bài cũ hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *