Ngành Công tác Xã hội (7760101)


Thực hành kỹ thuật chăm sóc viên – Kaigo

Thực hành phát triển cộng đồng với cán bộ cơ sở

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI (7760101)

1.CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội của trường Đại học Trà Vinh là đào tạo những cử nhân có năng lực chuyên môn cao về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực công tác xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội từ địa phương đến trung ương, các bệnh viện, trường học; khu công nghiệp,….đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức để tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước và kết nối các nguồn lực trong cộng đồng để góp phần can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội.

Với đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ được đào tạo trong và ngoài nước, sinh viên ngành công tác xã hội được trang bị các kiến thức về tham vấn, an sinh xã hội, chính sách xã hội, giới, dân tộc thiểu số, quản trị công tác xã hội, phát triển cộng đồng, học đường, bệnh viện,… khi làm việc với các đối tượng cần trợ giúp.

Sinh viên được rèn các kỹ năng tham vấn, biện hộ, vận động, thuyết phục, hướng các thân chủ vào mục tiêu chung của cộng đồng. Đồng thời, các em cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về dự án và ngoại ngữ để có thể kết nối và vận hành được các nguồn lực trong nước hoặc các dự án hợp tác quốc tế.

Với phương châm lấy người học làm trung tâm, học đi đôi với hành, sinh viên ngành Công tác xã hội sẽ có cơ hội rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, được thỏa mãn đam mê trải nghiệm khoa học và hoạt động xã hội hướng tới trở thành những con người sáng tạo và sáng nghiệp.

2. TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh), D66 (Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh), C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lý).

3. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Cử nhân Công tác xã hội: 3,5 năm (7 học kỳ)

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:

Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh

5. CƠ HỘI HỌC BỔNG

– Theo chính sách học bổng chung của Trường
– Học bổng sinh viên vượt khó của khoa

6. TRẢI NGHIỆM MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

– Sinh viên có cơ hội học tập, trải nghiệm và nghiên cứu cùng các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội. Với chuyên môn vững vàng và những phương pháp dạy học tích cực, sinh viên sẽ được trải nghiệm các phương pháp học và thực hành công tác xã hội tiên tiến trên thế giới, giúp sinh viên tính tích cực trong giao tiếp, tự tin và vững vàng về chuyên môn.

– Với mô hình gắn kết “Đưa sinh viên đến với nghề nghiệp, đưa nghề nghiệp đến với sinh viên”, 100% sinh viên ngay từ khi học tập tại nhà trường sẽ có cơ hội được giới thiệu đến các cơ quan, tổ chức đoàn thể, trung tâm nghề nghiệp để thực hành, thực tập và định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân như: Sở lao động thương binh – xã hội, Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm Giáo dục – lao động xã hội, các trường giáo dưỡng, các trung tâm, cơ sở trợ giúp xã hội, Bệnh viện, Trường học,… để trải nghiệm như một nhân viên công tác xã hội thực sự.


Thực hành môn CTXH trong lĩnh vực học đường

Thực hành môn CTXH trong bệnh viện


Thực hành trải nghiệm tại trung tâm bảo trợ xã hội

Đóng vai trải nghiệm là người khuyết tật

– Sinh viên được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng trình bày, kỹ năng xử lý và giải quyết các vấn đề, kỹ năng hoạch định dự án kỹ năng vận hành các dự án phát triển xã hội trong nước hoặc các dự án hợp tác quốc tế.

– Được tiếp cận hệ thống thư viện đạt chuẩn quốc tế, hệ thống ký túc xá và khu hoạt động thể thao ngoài trời cho sinh viên thỏa sức học tập, khám phá và trải nghiệm phát triển.

7. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc một trong những cơ sở sau:

– Làm việc tại Phòng công tác xã hội trong các bệnh viện, các cơ sở y tế hoặc trong Tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh ở các trường học.

– Làm việc tại ngành Lao động-Thương binh từ địa phương đến trung ương; Các Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

– Công tác trong các trường giáo dưỡng hoặc các trung tâm, cơ sở trợ giúp xã hội, các Hội đặc thù từ địa phương đến trung ương.

– Thực hiện dự án phát triển xã hội, cộng đồng trong các tổ chức phi chính phủ hoặc tự thành lập các Trung tâm cung cấp các dịch vụ công tác xã hội.

– Làm việc tại các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp.

– Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng về các ngành /chuyên ngành: Công tác xã hội, Xã hội học.

8. CƠ HỘI SAU ĐẠI HỌC

– Cử nhân ngành Công tác xã hội có thể học lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ các chuyên ngành Xã hội học, Công tác xã hội và một số ngành Khoa học xã hội khác.

– Có cơ hội giới thiệu xin học bổng học tiếp tại các cơ sở đào tạo ngoài nước như Hoa Kỳ, Nhật bản.

các bài mới hơn

các bài cũ hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *