Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (7220112)

1. Mục tiêu đào tạo:

Văn hóa các dân tộc thiểu số chính là tài sản quý giá, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam tại Trường Đại học Trà Vinh (mã ngành: 7220112) trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Khmer Nam Bộ. Nhằm nghiên cứu, bảo tồn và quản lý các hoạt động văn hóa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn hóa Khmer ở Nam Bộ nói riêng, ngành học này đồng thời mang ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Sinh viên ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam sẽ được tiếp cận các kiến thức, những giá trị văn hóa trên khắp mọi miền Tổ quốc từ Bắc đến Nam, bao gồm: ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, truyền thống văn hóa của các dân tộc. Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quản lý di sản văn hóa, văn hóa du lịch, truyền thông văn hóa và tổ chức, quản lý sự kiện văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số…

Cụ thể, với các kiến thức được cung cấp, nhằm giúp cho sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây:

–  Thực hiện nghiên cứu độc lập, nhóm những vấn đề văn hóa, văn hóa dân tộc.

–  Ứng dụng các kết quả nghiên cứu và thực tiễn vào công tác văn hoá, quản lý văn hoá, quản lý di sản văn hóa vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng cư trú của người Khmer ở Nam Bộ.

–  Xây dựng và quản lí một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật và hoạt động du lịch vùng dân tộc thiểu số.

–  Thực hiện các chương trình cụ thể cho các loại sự kiện nói chung và các loại sự kiện, lễ hội văn hoá đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số.

–  Phát hiện vấn đề, phân tích, lý giải, đưa ra nhận định về những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá – tôn giáo; văn hoá – dân tộc; văn hoá – truyền thông; văn hoá – du lịch.

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân ngành Tôn giáo học:  3.5 năm (7 học kỳ) với tổng 120 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh

5. Cơ hội học bổng:
– Theo chính sách học bổng chung của nhà trường
– Học bổng thủ khoa

6. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, sinh viên có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực sau:

–  Chuyên viên, cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc: từ Trung ương đến địa phương như: Ban dân tộc, Tuyên giáo, Tôn giáo, Dân vận, Mặt trận, phòng Văn hóa thể thao du lịch tại địa phương, xã, huyện, tỉnh, nhà văn hóa cộng đồng.

–  Cán bộ tại các địa phương chuyên về quản lý nhân sự, hành chính địa phương hay phòng văn hóa nghệ thuật tại xã, huyện, tỉnh, thành phố.

–  Chuyên viên nghiên cứu về văn hóa dân tộc và nhân học trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa, dân tộc, tôn giáo; các Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa như: Viện Khoa học xã hội, Viện Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm dân tộc học, Bảo tàng dân tộc, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Văn hóa…

–  Giảng viên giảng dạy về văn hóa dân tộc thiểu số, văn hóa Khmer Nam Bộ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

–  Làm ở các công ty, doanh nghiệp về hợp tác đầu tư, du lịch: hướng dẫn viên, phiên dịch tại các khu du lịch, bảo tàng văn hóa, các công ty doanh nghiệp Việt Nam có thị trường tại Campuchia.

–  Phóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, đài phát thanh tiếng dân tộc, tham gia lên kịch bản, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay các  chương trình về bảo tồn di sản văn hóa.

–  Làm nhân viên truyền thông, tổ chức sự kiện trong các cơ quan doanh nghiệp, các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện tại các vùng dân tộc thiểu số.

7. Cơ hội sau đại học:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đăng ký theo học chương trình đào tạo Sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) về Văn hóa học, Quản lý văn hoá, Nhân học, Du lịch, Đông phương học, Lịch sử,…

các bài mới hơn

các bài cũ hơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *